TU TẬP TỊNH GIỚI VÀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Thầy Thích-thái-hòa giảng tại trường Hạ chùa Vạn-đức, Thủ-đức, Phật lịch 2564
I. Khái Quát :
1-Pháp môn Tịnh độ được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy,phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới. Bởi vì, thế giới Tịnh độ của chư Phật nói chung và thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà nói riêng, đều được thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới. Tịnh giới có ba chủng loại: Chủng loại thứ nhất là Nhiếp luật nghi giới, chủng loại thứ hai là Nhiếp thiện pháp giớivà chủng loại thứ ba là Nhiêu ích hữu tình giới.
Như vậy, Tịnh độ của chư Phật mười phương và đức Phật A-di-đà đều thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới. Cho nên không có Tịnh giới là không bao giờ có Tịnh độ, bởi vì thế giới Tịnh độ là thế giới mà không có ba đường xấu ác (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh). Như đại nguyện thứ nhất trong bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A-di-đà khi hành Bồ tát đạo, Ngài đã nguyện rằng: “Nguyện khi tôi thành Phật, cõi nước Tịnh độ của tôi không có ba đường dữ xấu ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh”.
Tại sao Tịnh độ của đức Phật A-di-đàkhông có ba đường xấu ác đó? Tại vì chư thiên, nhân loại ở nơi thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà hay là những chư thiên, nhân loại trong mười phương muốn sanh về thế giới Tịnh độ của Phật A-di-đà toàn là những người không gieo nhân xấu, không gieo nhân ác, không tạo ra nghiệp ác, cho nên thế giới Tịnh độ của Phật A-di-đà không có ba đường xấu ác là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Vì sao không có ba con đường đó? Bởi vì không có ai tạo ác nghiệp để có cảnh giới của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Và nguyện thứ hai trong bốn mươi tám đại nguyện của đức Phật A-di-đàcòn nguyện rằng: “Những vị chư thiên, nhân loại trong mười phương sanh về nước tôi rồi thì không còn đọa lạc lại ở trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh”.
Cho nên, thế giới Tịnh độ là thế giới mà không có ba đường xấu ác và không có con người nghĩ về điều ác, do đó thích ứng với chủng loại thứ nhất là Nhiếp luật nghi giới. Nghĩa làchủng loại Giới đình chỉ hết thảy điều ác thuộc về thân, ngữ và ý. Nên, Tịnh độ Phật A-di-đà được xây dựng trên nền tảng Nhiếp luật nghi giới.
Thế giới Tịnh độ của Phật A-di-đà tu tập càng ngày càng tiến lên qua tấn căn, tấn lực, cho nên từ cái thiện của thế giới con người, tiến lên cái thiện của thế giới chư thiên; rồi từ cái thiện của thế giới chư thiên, tiến lên cái thiện của các bậc Thanh văn; rồi cái thiện của các bậc Thanh văn, tiến lên cái thiện của các bậc Duyên giác; rồi cái thiện của các bậc Duyên giác, tiến lên cái thiện của các bậc Bồ tát, cho đến Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, và cho đến cái thiện hoàn hảo của Phật. Do đó, Tịnh độ của đức Phật A-di-đàđược xây dựng trên nền tảng chủng loại Giới thứ hai là Nhiếp thiện pháp giới.
Chủng loại Giới thứ ba là Nhiêu ích hữu tình giới. Tại sao đức Phật A-di-đà hành Bồ tát đạo, Ngài nguyện thiết lập thế giới Tịnh độ? Bởi vì, khi hành Bồ tát đạo, Ngài đi học đạo và giáo hóa chúng sanh khắp cả mười phương thế giới với nhiều hình thức khác nhau, Ngài đã tham vấn tất cả Tịnh độ của chư Phật khắp mười phương. Từđó, Ngài rút ra bốn mươi tám đại nguyện để thiết lập cõi Tịnh độ cho chúng sanh tương thích.
Như vậy, Tịnh độ của đức Phật A-di-đà được thành tựu là từ nơi chủng loại Giới thứ ba là Nhiêu ích hữu tình giới. Ngài thành lập Tịnh độ là vì lợi ích chúng sinh, chứ không phải thành lập Tịnh độ để mình làm giáo chủ.
2-Ba pháp quy y và Năm giới trong pháp hành Tịnh độ
Tịnh giới có liên hệ mật thiết đến pháp môn Tịnh độ. Vì vậy, muốn thực hành pháp môn Tịnh độ có hiệu quả thì mình phải phát nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Tuy nhiên, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng ở đây không phải là từ nay cho đến trọn đời mà là “con nguyện đời đời kiếp kiếp quy y Phật,không quy y trời thần quỷ vật; nguyện đời đời kiếp kiếp quy y Pháp, không quy y ngoại đạo tà giáo; nguyện đời đời kiếp kiếp quy y Tăng, không quy y tổn hữu ác đảng hay là thầy tà bạn ác” và “nguyện đời đời kiếp kiếp giữ gìn không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống rượu và các chất say nghiện”. Nếu chúng ta có nền tảng của Tịnh giới thì chúng ta tu tập pháp môn Tịnh độ rất dễ thành công. Còn nếu tu Tịnh độ mà không thiết lập trên nền tảng của Tịnh giới, thì Tịnh độ đó không có cơ sở giúp mình đi tới ước nguyện vãng sanh. Đây là giải thích Tịnh độ qua lăng kính của người hành trì Giới luật.
II. Nhân duyên phát khởi niềm tin
Thưa đại chúng, nhiều vị đã hỏi tôi:
– “Thưa thầy! Thầy tin có Tịnh độ Phật A-di-đà không?”. Tôi trả lời: “Tôi tin tuyệt đối có Tịnh độ Phật A-di-đà”.
– “Vì sao Thầy tin tuyệt đối có Tịnh độ Phật A-di-đà?”
“Vì tôi tin tuyệt đối vào Tịnh giới; vìtôi tin tưởng tuyệt đối vào phẩm tính giác ngộ và tuệ giác của đức PhậtThích-ca; tôi tin tuyệt đối vào Giáo pháp của đức Phật dạy; tôi tin tuyệt đối vào sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn và vì tôi có niềm tin tuyệt đối như vậy, cho nên tôi tin tuyệt đối có Tịnh độ. Không phải tôi chỉ tin có Tịnh độ Phật A-di-đà, mà còn tin có Tịnh độ của chư Phật khắp mười phương”.
– “Thầy chưa vãng sanh Tịnh độ, sao Thầy tin tuyệt đối về Tịnh độ?”
“Mặc dù, tôi chưa vãng sanh Tịnh độ,nhưng tôi tin tuyệt đối có thể giới Tịnh độ, qua bốn duyên khởi: Chứng kiến, thực nghiệm, suy nghiệm và nghe thấy từ các bậc trí giả”.
1-Chứng kiến
Nhân duyên thứ nhất tôi tin tuyệt đối về thế giới Tịnh độ là do tôi có chứng kiến từ Thầy tổ chúng tôi, từ thiện hữu tri thức của chúng tôi, từ tín đồ mà chúng tôi thấy rằng, họ tu tập pháp môn Tịnh độ thành công và có kết quả nhất định.
Sau năm 1975, quê tôi có bác Cửu-cang làm Khuôn trưởng Khuôn Thành-công, Quảng-điền, tỉnh Thừa-thiên. Bác là ông nội của Hòa thượng Tịnh-diệu, Trụ trì chùa Giác-hải, Vạn-ninh, Khánh-hòa. Lúc đó bác khoảng hơn 80 tuổi, chỉ bị bệnh nhẹ. Hòa thượng Tịnh-diệu từ Khánh-hòa đi về Huế và mời tôi cùng thầy Thuần-trực (Giám tự Tổ đình Tây-thiên, Huế) về thăm và cầu an cho ông nội. Khi về làm lễ cầu an, Hòa thượng Tịnh-diệulúc bấy giờ nói “xin quý thầy tụng cho một biến kinh A-di-đà”. Tôi mới cười và nói: “Nếu mà tụng kinh A-di-đà, ông nội thấy cảnh giới của Phật trang nghiêm đẹp như thế thì ông xả báo thân về Tịnh độ liền sao?”. Ông nội của Hòa thượng bỗng chắp tay lại nói: “Cái đó đệ tử đâu dám, chuyện đó là Phật sắp xếp, đệ tử đâu dám”. Thế là ba anh em chúng tôi tụng kinh A-di-đà. Ông nằm chắp tay lắng nghe, tụng kinh xong, ông kêu thầy Tịnh-diệu: “Thầy đắp y hậu, ngồi trên đầu, nói lại giới Bồ tát tại gia cho tôi nghe”. Hòa thượng Tịnh-diệu mới đắp y hậu, ngồi trên đầu, nói lại giới Bồ tát tại gia cho ông nghe về sự phát Bồ đề tâm, về sự phát đại nguyện, về Tín, Nguyện, Hạnh của người thọ trì Bồ tát giới tại gia. Nghe xong thì ông nói với ba cô con gái: “Các con pha nước cho ba Thầy dùng”. Ba cô con gái nói: “Thưa Ôn, mấy con pha rồi”. Ông nói: “Ba thầy của mình ở đó rồi,nhưng mà còn có ba thầy đang đi đến, pha nước chuẩn bị cho ba thầy dùng”. Hòa thượng Tịnh-diệu mới vỗ trên vai ông nói “Ôn giữ chánh niệm, niệm Phật”. Ông nói: “Không, tôi nói thật mà”. Một lát sau ba cô con gái đó hét lên một cái, thì tôi hỏi sao hét lên như vậy, họ nói rằng: “Có ba thầy, mặc bachiếc áo vàng đi từ không trung đến và đang đứng trước sân”. Ba cô con gái nói như vậy, mình thì không thấy gì cả, nhưng ba cô ấy nói một cách rất rõ ràng. Xong một lát, trông thấy nét mặt của ông nội rất tươi và đẹp, ông nhắm mắt lại, thì cả ba anh em chúng tôi đến đứng xung quanh và hộ niệm, vừa niệm “Nam mô A-di-đà Phật”, thì ông vừa chắp tay và nhìn chúng tôi, ông cũng niệm “Nam mô A-di-đàPhật”, và niệm cho đến khi ông đưa hai tay ập lên trái tim của mình và đi.
Rõ ràng, tu tập Tịnh độ có kết quả, có kết quả mà chính là tôi chứng kiến,