5 Sức Mạnh

Ở trung tâm này, quý vị đã làm chiếc cầu năm bậc để đi qua. Năm bậc này là tiêu biểu cho năm sức mạnh tu tập:

  1. Tín căn là căn bản của niềm tin. Căn bản niềm tin của người Phật tử là ở nơi Phật, Pháp và Tăng. Từ nơi niềm tin này mà phát triển lớn mạnh ra trong đời sống, ấy gọi là Tín lực.
  2. Tấn căn là nỗ lực biến đức tin căn bản của mình trở thành hiện thực. Và, tấn lực là sức mạnh do thực hành tấn căn đem lại.
  3. Niệm căn là duy trì sự có mặt của Phật, Pháp, Tăng với ý thức tỉnh giác và phát triển ý thức ấy trong từng giây phút hiện tiền qua những hoạt động của thân, ngữ, ý nên gọi là niệm lực.
  4. Định căn, người Phật tử lấy Phật, Pháp, Tăng làm đối tượng căn bản để thiền tập mỗi ngày và phát triển năng lực thiền định ấy đến chỗ thuần nhất, bất động. Đó gọi là định lực.
  5. Tuệ căn là căn bản của trí tuệ. Biết Khổ đúng là Khổ, biết Tập đúng là Tập, biết Đạo đúng là Đạo, biết Diệt đúng là Diệt và phát triển tuệ giác ấy đến chỗ toàn giác. Ấy gọi là tuệ lực.

Do đệ tử của Phật thực tập năm pháp hành này một cách miên mật khiến mọi khổ đau của sinh tử ở nơi thân năm uẩn chấm dứt và Niết Bàn có mặt ngay ở thân năm uẩn này.

Đó là những gì tôi chia sẻ đến quý vị trong buổi gặp gỡ hôm này.

Kính chúc quý vị thực tập thành công.

Kuala Lumpur – Malaysia, 8. 11. 2015


FIVE STRENGTHS

At this center, you built up a bridge with five steps to pass and the five steps is typical for five strength practices.

  1. Faith (信根 ) is the fundamental basic of belief. The fundamental belief of Lay Buddhist is from Buddha, Dharma, Sangha. From this fundamental belief is to grow in our life, then called the power of faith – Sraddhabala.
  2. Viryendriya (勤根) is trying to alter our basic belief become reality. Moral power(Viriya-bala) is the practice power of Viryendriya (勤根) bring along.
  3. The root or organ of memory (s: smṛtīndriya, 念根) is maintaining the presence of Buddha, Dharma, Sangha with the conscious awareness and develop the conscious awareness in every moment of present throughout the activities of body, speech, thoughts so called mindfulness (Pàli: Sati-balàni – 念力)
  4. The root of all virtue (Pàli: Samàdhindriya -定根): Lay Buddhist takes Buddha, Dharma, Sangha as an objective to meditate every day and develop his meditation power to homogeneous, motionless so it is called Samadhi-定力 (The power of abstract , ability to overcome all disturbing thoughts.)   
  5. The root of wisdom (慧根): knowing is basic of wisdom. Knows of the  four noble truths苦集滅道 (duhkha, samudaya, nirodha, mārga) but knows “duhkha is right duhkha, samudaya is right samudaya, nirodha is right nirodha, mārga is right mārga properly and develop this wisdom to full enlightenment—Buddhahood (Tathàgata – One who has found the Truth, Buddha) so it is called force of wisdom (Prajā-bala – 慧力)

Due to Buddha’s son is practiced the above five of Dharma actions assiduously so all the sufferings of life and death right on body’s five aggregates – skandhas (五蘊) terminated immediately and Nirvana涅槃  is also present right at Body ‘s five aggregates – skandhas (五蘊) 

That’s what I would like to share to you in today meeting,

We wish you successful practice,

Kuala Lumpur – Malaysia, 8. 11. 2015
Nhuan Phap Nguyen translated